Tổng hợp các loại dược liệu quý ở Việt Nam (phần 1)

Việt Nam nổi tiếng với hàng trăm nghìn loại dược liệu quý không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được nhiều nước trên thế giới tìm kiếm và nhập khẩu. Một số loại dược liệu chỉ có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên, cũng có một số loại khác có thể được nuôi trồng với quy mô lớn. Dưới đây là 1 vài sản phẩm dược liệu tiêu biểu mà Mai Anh Group đang cung cấp.

Thảo quả

Thảo quả có tên khoa học là Amomum. Loại cây này xuất hiện nhiều ở miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Hà Giang, hay Lào Cai. Cây có thể cao đến 3m. Phần quý nhất của thảo quả là quả. Thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. Quả thảo quả thường được sử dụng trong y học và là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình.

Thảo quả có rất nhiều tác dụng như hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa trị các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, ho gà, hỗ trợ sức khỏe tim mạch…. Theo nghiên cứu, thảo còn có tác dụng giảm huyết áp và lợi tiểu.

Sa nhân

Đứng thứ hai trong danh sách này là sa nhân – có tên khoa học là Amomum Longiligulare. Loài cây này có chiều cao trung bình khoảng 2m. Việt Nam hiện tại có hơn 10 loại sa nhân, trong đó, có 3 loại được quan tâm nhiều nhất nhờ ưu điểm về chất lượng và năng suất cao: đó là sa nhân tím, sa nhân xanh và sa nhân đỏ. Sa nhân thường được tìm thấy ở Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang….

Một số công dụng của sa nhân trong y học bao gồm:

  • Điều trị bệnh tiêu chảy.
  • Chữa đau nhức do sâu răng.
  • Giảm dau do viêm khớp.
  • Giảm cảm giác nôn nghén cho phụ nữ mang thai.
  • Điều trị viêm loét dạ dày.

Thiên niên kiện

Thiên niên kiện là một trong những vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Loài cây này thường mọc nhiều ở các khe suối, kênh, hay các khu vực ẩm ướt.

Thiên niên kiện được dùng nhiều để điều trị các bệnh như:

  • Điều trị bệnh gai đốt sống, thoái hóa xương khớp.
  • Chữa bệnh dạ dày.
  • Điều trị nhức mỏi xương khớp, đau cổ vai gáy, phong tê thấp.
  • Chữa rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa.

Phật thủ

Có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle, loài cây này thường được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phật thủ còn là vị thuốc trong Y học cổ truyền.

Công dụng của quả phật thủ bao gồm:

  • Làm dịu cơn hen suyễn.
  • Loại bỏ đờm.
  • Làm giãn mạch vành.
  • Giúp hạ huyết áp.

Ngoài ra, phật thủ cũng được làm thành tinh dầu hay trà, hoặc kết hợp trong các liệu pháp ăn kiêng.

Phục linh

Phục linh có tên khoa học là Poria cocos Polyporaceae. Loại nấm này thường mọc ký sinh trên rễ cây thông. Phục linh ít xuất hiện ở Việt Nam mà thường có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia. Mùa thu hoạch rơi vào từ tháng 7 đến tháng 9. Phục linh có tác dụng chữa phong thấp, đau thần kinh tọa, chữa bệnh giang mai hay ung thư đường tiêu hóa.

(còn tiếp)