Việt Nam nổi tiếng với hàng trăm nghìn loại dược liệu quý không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được nhiều nước trên thế giới tìm kiếm và nhập khẩu. Một số loại dược liệu chỉ có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên, cũng có một số loại khác có thể được nuôi trồng với quy mô lớn. Dưới đây là 1 vài sản phẩm dược liệu tiêu biểu mà Mai Anh Group đang cung cấp.
Hạt muồng
Tên khoa học là Cassia Tora L, cây muồng là loài cây quen thuộc ở Việt Nam, thường xuất hiện ở các tỉnh Phú Thọ, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Ninh hay Hòa Bình. Cây muồng cao từ 0.5-1m, có hoa màu vàng tươi. Mùa thu hoạch của hạt muồng kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Ngoài hạt muồng, một số bộ phận khác như lá hay thân cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các tác dụng của hạt muồng trong y học:
– Ngăn ngừa các bệnh Alzheimer, ung thư, xơ vữa động mạch.
– Chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm như Serotonin, Histamine…
– Chữa chứng mất ngủ, táo bón.
– Ổn định huyết áp
– Cải thiện triệu chứng và phòng bệnh tiểu đường.
Thảo đậu khấu
Thảo đậu khấu có tên khoa học là Alpinia hainanensis K. Schum, là loại cỏ có rễ nâu đỏ. Cây sống lâu năm có thể cao lên đến 2m. Thảo đậu khấu thường được thấy ở đảo Hải Nam, Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện chưa tìm thấy ở Việt Nam. Thảo đậu khấu thu hoạch vào mùa hè và mùa thu. Hạt thảo đậu khấu đạt chất lượng xuất khẩu là loại hình bán cầu có hạt đều, cứng, mùi thơm đậm.
Loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong đông y, chữa các bệnh như nôn mửa, say rượu, giải độc, đau dạ dày…
Huyết đằng
Chiều cao của cây huyết đằng có thể lên tới 10m. Cây được phân bổ chủ yếu ở các khu vực rừng núi phía nam như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Tây Nguyên…. Thân gỗ của cây có thể thu hoạch quanh năm, thời điểm tốt nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Sau khi thu hoạch, thân cây được chặt nhỏ và phơi khô. Thân khi cắt ngang tiết ra nhựa đỏ như máu, nhựa khô lại sẽ tạo thành các vòng đen trên mặt cắt.
Huyết đằng có một số công dụng nổi bật như:
– Chữa bệnh thiếu máu.
– Chữa nhức mỏi xương khớp, tê thấp.
– Chữa kinh nguyệt không đều.
– Chữa giun kim, giun đũa.
– Chữa bệnh viêm ruột thừa giai đoạn đầu.
Thổ phục linh
Nằm trong danh sách các vị dược liệu quen thuộc và nổi tiếng, thổ phục linh thường được dùng kèm với nhiều vị thuốc khác để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Thổ phục linh xuất hiện nhiều ở các nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây có ở Nghệ An, Khánh Hòa và Lạng Sơn. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch thân và rễ của thổ phục linh là vào mùa hè.
Tác dụng thường thấy của thổ phục linh gồm có:
– Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp.
– Chữa đau bụng kinh.
– Chữa ngộ độc thủy ngân.
– Có tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp.
Bạch cập
Từ lâu được biết đến như một vị thuốc Đông y nổi tiếng, bạch cập hiện nằm trong danh lục đỏ của Việt Nam và được chú trọng nghiên cứu, bảo vệ. Cây có ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang.
Bạch cập có tác dụng cầm máu và kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành. Vị thuốc này thường dùng cho các bệnh nhân đau mắt đỏ, chảy máu cam hay nôn ra máu.