Tổng hợp các loại dược liệu quý ở Việt Nam (phần 3)

Việt Nam nổi tiếng với hàng trăm nghìn loại dược liệu quý không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được nhiều nước trên thế giới tìm kiếm và nhập khẩu. Một số loại dược liệu chỉ có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên, cũng có một số loại khác có thể được nuôi trồng với quy mô lớn. Dưới đây là 1 vài sản phẩm dược liệu tiêu biểu mà Mai Anh Group đang cung cấp.

Hạt trẩu

Cây trẩu trưởng thành có thể cao đến 15m. Loài cây này thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng đồng bằng hay miền núi Việt Nam như Nam Định, Hòa Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình. Ở Trung Quốc, cây trẩu thường có ở tỉnh Quảng Tây hay Quảng Đông. Bộ phận sử dụng gồm hạt và vỏ cây.

Theo y học cổ truyền, vỏ cây trẩu có tác dụng chữa đau nhức răng hay sâu răng, còn hạt có khả năng làm dầu ăn do hàm lượng tinh dầu trong hạt trẩu lên đến 70%. Ngoài ra, hạt trẩu còn được dùng để chữa chốc lở hay mụn nhọt. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng do loại cây này có chứa độc tính.

Quế

Không chỉ được biết đến là loại dược liệu quý, quế còn được sử dụng như một loại gia vị quen thuộc. Loài cây thân gỗ này cao lên tới 20m. Hiện nay, quế được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Yên Bái hay Thanh Hóa – Việt Nam. Một số quốc gia khác có trồng quế bao gồm Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar…

Các công dụng nổi bật của quế gồm có:

– Hỗ trợ hô hấp, kích thích tiêu hóa

– Tăng co bóp tử cung, tăng nhu động ruột.

– Chống xơ vữa động mạch vành.

– Chữa tiêu chảy, cảm lạnh.

Hoa hồi

Tương tự như quế, hoa hồi thường xuất hiện trong một số món ăn như phở hay bò sốt vang. Xuất xứ từ Trung Quốc, loài cây này chỉ cao tầm 10m. Bộ phận sử dụng là hoa – thường có 6-8 cánh, tạo thành hình ngôi sao. Hoa hồi thường được phơi khô trước khi xuất khẩu hoặc có thể chế biến thành tinh dầu.

Theo y học, hoa hồi có các tác dụng sau:

– Điều trị cảm lạnh, đau bụng, đau đầu.

– Chữa các bệnh về xương khớp.

– Giảm bầm tím.

– Long đờm, trị ho.

Địa liền

Là loài cây không yêu cầu chăm sóc nhiều, cây địa liền thường mọc dại hoặc trồng ở các khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa thu hoạch của địa liền là vào mùa xuân, sau khi hoa tàn. Củ địa liền thường được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên, loại củ này chỉ được phép phơi nắng và không thể sấy bằng than.

Củ địa liền có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tiêu biểu như giảm viêm, giảm đau, giảm co thắt, trị hen suyễn, rối loạn tiêu hóa hay lạnh bụng. Lưu ý là củ địa liền có thể gây ra các tác dụng phụ; chính vì thế, không nên sử dụng loại dược liệu này trong thời gian dài.

Hồng đậu khấu

Hồng đậu khấu có tên khoa học là Alpinia galanga Willd. Mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 10. Hồng đậu khấu chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Loại dược liệu này thường được đưa vào các bài thuốc Y học cổ truyền.

Một số công dụng của hồng đậu khấu như:

– Điều trị bệnh đau dạ dày.

– Kích thích tiêu hóa thức ăn.

– Tác dụng giải rượu.

– Chống viêm nhiễm.

Cánh kiến đỏ

Vị thuốc cánh kiến đỏ là chất nhựa có màu đỏ do loài rệp son cánh kiến tiết ra. Rệp cái sản xuất nhựa cánh kiến trên thân cây dày hơn con đực. Để thu hoạch vị thuốc cánh kiến đỏ, cần chọn cây chủ (là cây cung cấp thức ăn cho loài rệp này) như cây đậu thiều Cajanus indicus, đậu bạc đầu Desmodium cephairotes, hay cây ăn quả như táo, nhãn, vải… Mùa thu hoạch của cánh kiến đỏ là tháng 4-5 và tháng 9-10.

Cánh kiến đỏ có các tác dụng sau:

– Trị mụn nhọt, ghẻ lở.

– Điều trị rong huyết sau sinh, bế kinh.

– Điều trị sâu răng.

Trên đây là một số loại dược liệu quý ở Việt Nam Mai Anh Group đang cung cấp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp và xuất khẩu nhiều nguyên dược liệu khác, cùng các sản phẩm nông sản và gỗ. Quan tâm liên hệ theo Hotline (84) 962626542 hoặc Email info@maianhgroup.com để tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ của Mai Anh Group.